Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Điều Hoà Nhiệt Độ và Những Câu Hỏi Thường Gặp (P2)


Câu 7. Tại sao dàn bay hơi có tuyết bám nhiều?
Nguyên nhân: 
Nhiệt độ không khí bên ngoài quá lạnh 
Nhiệt độ không khí trong phòng quá lạnh 
Tấm lọc không khí bị bẩn, bí, tuần hoàn gió qua dàn bay hơi bị ngưng trệ 
Quạt dàn bay hơi quá yếu 
Cần kiểm tra và điều chỉnh lại các chế độ vận hành trên ví dụ, kiểm tra quạt, tấm lọc không khí, vệ sinh tấm lọc, điều chỉnh lại thermôstat lên nấc cao hơn




Câu 8. Điều hoà nhiệt độ chạy bình thường nhưng quá ồn?
Cân bằng của quạt không tốt, động cơ quạt có trục trặc, khô dầu mỡ, lệch trục, cánh quạt có thể quệt vào hộp gió. Cần kiểm tra quạt trước tiên vì là bộ phận dễ gây ra tiếng ồn nhất. 
Khi hoạt động máy bị rung do quạt và máy nén rung. Các ống nối hoặc ống dẫn có thể bị chạm vào vỏ . Có thể uốn đoạn ống đó dịch ra hoặc dùng xốp, cao xu ép chặt vào vỏ hoặc vào thành máy. 
Tiếng ồn có thể do một vài tấm ốp bị lỏng viết, tháo vỏ ra cho chạy dùng tay giữ từng chi tiết để phát hiện và khắc phục chỗ gây ồn 
Động cơ quạt bị mòn bạc phải thay bạc mới hoặc động cơ mới 
Động cơ máy nén và máy nén bị “dão” hoặc trục trặc cũng gây ra tiếng ồn. Trường hợp này phải thay máy nén mới.


Câu 9. Chọn công suất điều hoà thế nào cho ph ù hợp với gia đình?
Việc này còn tùy thuộc vào không gian của mỗi căn phòng, phòng có bị 
“ hấp thu” nhiệt lượng mặt trời nhiều hay ít, hướng đông hay tây, vật dụng trong phòng có nhiều không? Trung bình thường sử dụng loại có công suất 1 ngựa (HP) cho căn phòng có thể tích 45m3 là vừa đủ.




Câu 10.Điều hoà thường bị hỏng ở bộ phận nào?
Máy lạnh thường hư board mạch điều khiển dàn nóng. Vì không làm vệ sinh máy tốt, hoặc nhiều khi tháo ra làm vệ sinh chùi rửa máy gắn lại không đúng chỗ gây cảm biến nhiệt cũng gây hư. Do đó việc vệ sinh máy lạnh khá quan trọng, việc chùi rửa cả dàn nóng và lạnh. Ở dàn lạnh, có thể tháo mặt nạ và lưới lọc bụi bên trong để chùi rửa. Cần vệ sinh định kì 3 tháng/lần, tùy môi trường nơi đặt máy, mức độ ô nhiễm có đậm đặc hay không?


Câu 11. Thỉnh thoảng điều hoà có hiện tượng nước chảy, nhỏ xuống?
Có thể do nghẹt ống thoát nước hay đặt máy nghiêng chúc vào phía trong nhà. Khi lắp đặt phải cân cho máy thăng bằng cũng như gắn máy vững vàng tránh để máy không lay, lệch. Nhất là dàn nóng của máy 2 cục cần đặt ổn định, chắc chắn và chọn nơi thích hợp vì cục nóng có chứa máy và quạt giải nhiệt họat động liên tục.


Câu 12 . Tại sao điều hoà chạy nhưng lạnh yếu?
Có nhiều nguyên nhân như bị xì gas, yếu bơm, dàn nóng lạnh bị bám bẩn, hay quạt không giải nhiệt được. Xì ga có thể do rắc-co nối bị hở, van hỏng hoặc vì va chạm dẫn đến ống đống ống ga bị hư. Hiện tượng yếu bơm là nén không được mạnh, block nén đã yếu, có thể thay bộ phận bơm ở block máy hoặc phải thay luôn block. Quạt không chạy cũng dẫn đến hiệu suất làm lạnh yếu và như vậy kéo theo việc dễ bị hư block máy và mạch điều khiển. Do đó, cần phải vệ sinh và kiểm tra định kỳ để phát hiện, nếu quạt giải nhiệt kêu phải kịp thời thay bạc đạn.


Điều hoà nhiệt độ và câu hỏi thường gặp ( P1)

Câu hỏi 1. Khi điều khiển chập chờn có lúc được lúc không có lúc lại không hoạt động?
Trả lời : Kiểm tra pin của điều khiển từ xa 
Nếu pin còn tốt: gọi điện tới Trung tâm bảo hành để được giúp đỡ (Có thể mang điều khiển đến trung tâm Bảo Hành để kiểm tra)



Câu 2.Máy điều hoà nhiệt độ làm mát kém là vì sao?
Trả lời:
Kiểm tra sơ bộ tình trạng máy: 
Vị trí lắp máy (hướng lắp máy bị ánh nắnh mặt trời chiếu vào không giải nhiệt được hoặc không gian lắp máy chật chội nên không giải nhiệt được) 
Tình trạng vệ sinh của máy 
Diện tích phòng đang sử dụng 
Kiểm tra điện áp cấp cho máy ( từ 200V – 240V) 
Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ

Câu 3.Máy điều hoà làm ấm kém là vì sao ? 

Kiểm tra tình trạng vệ sinh của máy, nếu máy bẩn cần vệ sinh 
Kiểm tra diện tích phòng đang sử dụng 
Kiểm tra điện áp cấp cho máy( từ 200V – 240V) 
Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ


Câu 4.Điều hoà bị rò nước thải?
Trả lời: Kiểm tra đường nước thải xem có bị tắc hoặc nhiều đoạn bị gấp khúc 
Vệ sinh đường nước thải. 
Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ.

Câu 5. Làm thế nào tiết kiệm điện khi sử dụng điều hoà?
Trả lời: Hãy để nhiệt độ mức trên 25 độ C. Cứ cao hơn 10 độ C là bạn đã tiết kiệm được 10% điện năng, thường xuyên lau chùi bộ phận lọc thì sẽ tiết kiệm được từ 5 – 7% điện năng. Không nên đặt máy ở gần tường, như vậy sẽ tiêu phí từ 20 – 25% điện năng. Nếu bạn vắng nhà trong khoảng 1h đồng hồ thì tốt nhất là nên tắt máy điều hòa đi.

Câu 6. Cách dử dụng và bảo quản điều hoà?
Một hiện tượng thường gặp khi sử dụng máy điều hòa: khi không sử dụng thường xuyên, không khí trong phòng có thể bị ủ độc, làm nhiều người khi mới bước vào phòng thường bị choáng váng, hắt hơi, sổ mũi. Đó là do khi máy không hoạt động độ ẩm trong phòng tăng lên khiến các vi khuẩn, vi nấm phát triển. Phòng lắp máy điều hòa phải luôn được giữ khô ráo (độ ẩm tốt nhất là từ 30 – 60%) để các loại vi khuẩn vi nấm không có điều kiện phát triển. Khi máy không hoạt động, trước khi vào phòng cần mở cửa cho phòng thoáng, sáng rồi mới mở máy lại. Thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, lau rửa tường và trần nhà. Phòng lắp máy điều hòa phải được thiết kế sao cho có sự trao đổi không khí với bên ngoài một cách tối đa. Các thiết bị thải ra chất hữu cơ bay hơi (như máy photocopy, fax, laser) phải được đặt ở nơi thông thoáng và lau chùi bảo dưỡng thường xuyên. Hạn chế tối đa việc sử dụng máy điều hòa nếu thấy không cần thiết, nhất là đối với người cao tuổi. Trong quá trình sử dụng, máy điều hòa cần được bảo dưỡng thường xuyên, bằng cách: tháo vỏ ngoài của máy, lấy khăn mỏng lau các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt, motor điện, dùng máy hút bụi hút hết bụi trong máy. Chú ý khi lau không va chạm làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử và tấm tản nhiệt. Đối với bộ phận lọc khí trong quá trình sử dụng, thông thường 1 tháng phải lau rửa một lần hoặc nhiều lần với môi trường nhiều bụi bẩn. Rửa bằng nước sạch pha thêm một chút xà phòng rồi lau

Hướng dẫn chọn công suất điều hoà phù hợp với kích thước phòng

Các vấn đề mà người tiêu dùng cần quan tâm khi đi mua điều hoà nhiệt độ Tính Năng – Công Suất Phù Hợp Với Diện Tích Phòng – Giá Thành, giá thành thì hẳn mỗi người tiêu dùng điều có ngân sách xác định và yêu cầu về tính năng chỉ còn một vấn đề là chọn công suất sao cho phù hợp vì công suất điều hoà cần phù hợp với diện tích phòng nếu phòng quá lớn so với công suất điều hoà thì sẽ mất thời gian làm lạnh và tốn điện, nếu lớn hơn so với diện tích phòng thì cũng gây ra một sự lãng phí vì công suất máy điều hoà càng cao thì giá thành cũng càng cao.



Bep24h.vn xin đưa ra diện tích phòng chuẩn với công suất điều hoà để người tiêu dùng lựa chọn cho phù hợp khi đi mua điều hoà nhiệt độ.
Công năng sử dụng
Diện tích
Công suất phù hợp
Loại điều hoà
Phòng khách
Phòng ngủ
Phòng ăn
Phòng làm việc
Nhỏ hơn 15 m2
9.000 BTU
Treo tường
Từ 15m2 đến 20m2
12.000 BTU
Treo tường
Từ 20m2 đến 30m2
18.000 BTU
Treo tường
Từ 30m2 đến 40m2
24.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 40m2 đến 45m2
28.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 45m2 đến 50m2
30.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 50m2 đến 55m2
36.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 55m2 đến 60m2
42.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 60m2 đến 70m2
48.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Phòng họp
Hội trường
Nhà hàng
Phòng Karaoke
Bệnh viện
Thư viện
Phòng làm việc có nhiều máy móc sinh nhiệt
Nhỏ hơn 15 m2
12.000 BTU
Treo tường
Từ 15m2 đến 20m2
18.000 BTU
Treo tường
Từ 20m2 đến 30m2
24.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 30m2 đến 40m2
28.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 40m2 đến 45m2
30.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 45m2 đến 50m2
36.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 50m2 đến 55m2
42.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 55m2 đến 60m2
48.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần
Từ 60m2 đến 70m2
60.000 BTU
Treo tường/ Tủ đứng/ áp trần

Lựa chọn công suất trung bình cần thiết cho 1m2 sàn nhà:
Công năng sử dụng
Công suất trung bình cần thiết cho 1m2 sàn nhà
Phòng khách
700 – 900 BTU/m2
Phòng ngủ
550 – 700 BTU/m2
Phòng ăn
700 – 900 BTU/m2
Phòng làm việc
500 – 700 BTU/m2
Phòng họp
900 – 1200 BTU/m2
Hội trường
1000 – 1200 BTU/m2
Nhà hàng
700 – 1000 BTU/m2
Phòng Karaoke
700 – 1200 BTU/m2
Bệnh Viện
600 – 1000 BTU/m2
Thư viện sách
800 – 1000 BTU/m2
Thư viện máy PC
1000 – 1300 BTU/m2
Phòng máy chủ (Server)
1000- 1500 BTU/m2
(Cần phải tham vấn thêm chuyên gia trước khi quyết định)
Phòng tiêu chuẩn:
  1. Tường dày 20cm
  2. Lắp cục ngoài tránh hướng Đông, Tây
  3. Cục trong cách mặt đất 2,5-2,7m
  4. Phòng kín
  5. Không sử dụng nhiều đồ toả nhiệt, nếu sử dụng nhiều thì phải bù tải

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Đèn sưởi nhà tắm và những điều cần biết

Sử dụng đèn sưởi nhà tắm đang trở thành một xu thế của nhiều gia đình trong mùa đông năm nay. Tuy nhiên, chúng ta nên biết gì về thiết bị này?

1. Tiết kiệm điện, dễ sử dụng

Đèn sưởi ấm bằng tia hồng ngoại nên không bị chói sáng như bóng thắp sáng và làm ấm cơ thể tức thì. Có nghĩa là vừa bật đèn vừa tắm, không cần phải đợi chờ không khí ấm mới vào tắm.
Theo bà Nguyễn Thị Nhung, trưởng phòng bán hàng của một công ty tại Hà Nội cho biết: xu thế của mùa đông năm nay là sử dụng đèn sưởi nhà tắm trong các hộ gia đình, nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ. Số lượng đơn đặt hàng đèn sưởi nhà tắm của công ty tăng mạnh. Ngoài việc ít tốn điện năng, những công dụng của loại đèn này cũng đang thu hút nhiều chú ý của người sử dụng. Do đèn sưởi sử dụng tia hồng ngoại nên không làm người dùng bị khô da, không đốt cháy oxy. Đèn hồng ngoại tập trung những tia sáng điện từ hồng ngoại rọi vào cơ thể gây ra các phản ứng lý, hóa nhằm điều trị các bệnh lý: Đau, sưng, phù nề, bầm,tím, khớp, gout, chứng căng thẳng, mệt mỏi…, ngoài ra, còn tăng cường trao đổi chất, kích thích sinh trưởng tế bào, kích thích tuần hoàn máu - nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

2. Có tác dụng làm đẹp

Đèn sưởi Hans với các tính năng sưởi ấm tức thì bằng tia hồng ngoại, ngay sau khi bật lên sẽ không tốn nhiều thời gian cho việc phải chờ đợi làm ấm phòng tắm. Trước khi bạn vào phòng tắm và không tạo ra cảm giác khô da cho bạn, không đốt cháy oxy, giảm các triệu chứng đau, sưng, phù nề, bầm, tím, khớp, gout, chứng căng thẳng, mệt mỏi… Ngoài ra, còn tăng cường trao đổi chất, kích thích sinh trưởng tế bào, kích thích tuần hoàn máu.


3. Lắp đặt dễ dàng

Người dùng có thể tự lắp đặt đèn sưởi nhà tắm tại gia đình hoặc có thể lắp tại các vị trí mong muốn khác một cách dễ dàng.

Thứ Tư, 19 tháng 2, 2014

Hướng dẫn vệ sinh bảo dưỡng bình nóng lạnh

Gia đình bạn đang sử dụng bình nóng lạnh ? Nhưng chưa hẳn bạn đã hiểu rõ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nó ra sao , dùng loại nào và sử dụng ra sao thì sẽ đạt hiểu quả tốt nhất. Bài viết này gửi đến độc giả cũng như quý khách hàng nhắm mục đích giải đáp thắc mắc của bạn . Nếu cảm thấy chưa thực sử thỏa mãn hãy liên hệ với chúng tôi

Nên dùng vải mềm và nước ấm để lau máy. Không được dùng nước nóng, các chất tẩy rửa có tính chất ăn mòn, dung môi hoá học… sẽ khiến bề mặt máy dễ bị phá huỷ.
Bảo dưỡng định kỳ bình nóng lạnh là công việc thường xuyên một hoặc hai năm tùy thuộc vào chất lượng nguồn nước từng vùng miền. máy nước nóng lạnh sử dụng sau khoảng 6 tháng đến 1 năm ( nếu dùng nhiều – hoặc nguồn nước có nhiều cặn. Ví dụ như nước giếng khoan ) thì chúng ta nên bảo dưỡng định kỳ bảo dưỡng xả cặn đáy bình khoảng 6 tháng 1 lần. Nên định kỳ thay thanh ma nhê 1 lần trong vòng 1 năm tùy theo chất lượng nguồn nước .
Trước khi tháo máy vệ sinh cần ngắt nguồn điện, tháo phần rơ le điều chỉnh nhiệt độ ra khỏi bình nóng lạnh, làm sạch các rắc cắm ở rơle và rắc cắm chân sợi đốt đảm bảo khi cắm phải chắc chắn ,không mô ve đánh tia lửa điện tránh hiện tượng chập cháy nổ. Mở zoăng mặt bình nóng lạnh, xả nước, tháo ruột đun và vệ sinh bằng nước tẩy cặn chuyên dùng, làm tan sạch cặn canxi bám vào ruột đun và xúc sạch vỏ bỉnh bằng nước kỹ cho đến khi thấy nước trong .
Kiểm tra thanh tẩy cặn có trong bình có bị hao mòn nhiều không ,nếu hao mòn vượt >60% hình dáng ban đầu thì nên thay thanh Manhê (Khi nước nóng có tác dụng thu các ion ô xy và cặn, không cho cặn bám vào ruột đun và thành vỏ bình . Nếu không có thanh Ma nhê các Ion sẽ phản ứng với các kim loại trong bình là sắt (Fe) gây nguy cơ ăn mòn vỏ bình .
Sau khi làm vệ sinh xong lắp ráp các chi tiết đầy đủ, kiểm tra dò nước các khớp nối và zoăng. Mở van đường nước nóng ra để xả khí trong bình mở van cấp nước lạnh vào bình cho nước chảy ở đầu ra cửa nóng. Khi thấy nước chảy thành dòng đều không còn bọt khí, đóng van nước nóng lại đóng điện cho bình hoạt động trở lại bình thường .
Thanh Ma nhê có tác dụng thu cặn hiệu quả vì thế khi bảo dưỡng nếu cần thiết nên thay thanh ma nhê chính hãng để bình nóng lạnh chạy tốt hơn ( Trên thi trường có bán các thanh gọi là Manhe nhưng thực chất đây là thanh nhôm làm giả Ma nhê không có tác dụng thu cặn trong bình ). Nên tìm nhà cung cấp dịch vụ uy tín để thay thế bảo dưỡng.


Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh

Với loại trực tiếp, nhất thiết phải nối đất cho thiết bị (điều này hay bị bỏ qua). Nếu không thì khi bị rò điện, trước khi mạch bảo vệ ngắt thì người dùng cũng bị dòng điện > 30 mA chạy qua người trong trạng thái toàn thân dẫn điện khá tốt do bị ướt à Sự việc xảy ra chắc không lường được. Cho nên các kỹ thuật lắp đặt nên lưu ý vấn đề này giùm cho gia chủ. Nhưng nếu các anh kỹ thuật lắp đặt có quên trong việc này thì gia chủ nhớ NHẮC NHỞ dùm để tránh sự việc đáng tiếc xảy ra.
Loại gián tiếp thì đỡ hơn, sau khi đèn báo đã tắt (nước đã nóng đủ nhiệt độ mong muốn) Bạn có thể tắt công tắc rồi tắm cho chắc ăn.
Nếu trong nhà có trẻ em, chú ý không đặt nhiệt độ tối đa phòng trường hợp các cháu vô ý mở vòi bên phía nước nóng gây phỏng nặng, công tắc lắp đặt sao cho trên tầm với của trẻ.
Khi mua nên chọn nhãn hiệu uy tín, không ham rẻ mua đồ không rõ nơi xuất xứ. Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi mua


Tại sao trong bình nóng lạnh cần phải có thanh Magiê?
Bình chứa nước nóng được bảo vệ bằng biện pháp hoá học bằng thanh Magiê sẽ giúp tăng tuổi thọ sản phẩm.
Thanh Magiê dùng làm tác nhân hoá học để trung hoà nước, tiêu huỷ các hợp chất hoá học có trong nước hoặc sinh ra trong quá trình đun nóng. Do đó tránh được hiện tượng ăn mòn bình chứa. Thanh Magiê sẽ bị tiêu hao trong quá trình sử dụng. Định kỳ thay mới thanh Magiê thông thường là 2 năm. Nhưng trong điều kiện Việt nam, với kinh nghiêm của chúng tôi thì nên thay sớm do điều kiện nước cứng nhiều nên thanh Magiê nhanh hao hơn so với khuyến cáo của nhà sản xuất. Khi thay thanh Magiê nên kết hợp với việc súc rửa bình và vệ sinh bám trên thanh đốt.
Sử dụng bình nóng lạnh như thế nào cho đúng cách?
Nhiệt độ đun có thể điều chỉnh được bằng núm điều chỉnh nhiệt độ. Tuy nhiên, phải luôn nhớ rằng nước nóng trong bình không nhằm mục đích sử dụng trực tiếp mà phải pha với nước lạnh. Do đó trước khi sử dụng phải mở vòi nước lạnh trước thì mới mở vòi nước nóng cho đến khi nước đạt nhiệt độ mong muốn. Nếu nhu cầu sử dụng nước nóng thường xuyên, thì nên cung cấp điện liên tục cho bình. Bình sẽ tự động ngắt sau khi đun đến nhiệt độ yêu cầu và tái đun khi nhiệt độ nước giảm đi 50C – 80C.
Cách sử dụng bình nóng lạnh
Thông thường, các bình nóng lạnh an toàn vì có rơle tự ngắt. Tuy nhiên, nếu dây may so trong bình bị bong lớp cách điện hoặc vỏ bình bị rò điện, thì rất nguy hiểm cho người đang tắm. Vì thế bạn nhất định phải lắp dây mát (dây tiếp đất)
Dưới đây là những lưu ý khi dùng bình nóng lạnh, do ông Hoàng Dương Hùng, Phó chủ nhiệm khoa Nhiệt Điện Lạnh, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, cung cấp:
- Trong thiết kế, vỏ bình nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò. Tuy nhiên khi lắp, nhiều người thường ẩu bỏ qua công đoạn này hoặc để cho thợ lắp mà không kiểm tra lại. Khi sử dụng, nếu bình bị rò điện, trong lúc tắm nước bắn vào bình thì người tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm. Vì thế khi lắp bình, bạn cần đọc kỹ catalog hướng dẫn và nhờ người có chuyên môn kiểm tra lại dây tiếp đất.
- Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.
- Để tiết kiệm, không nên bật bình 24/24, mà chỉ nên bật trước lúc tắm khoảng 10-15 phút. Nếu dung tích của bình lớn, thì có thể tắt bình trước khi người cuối cùng vào tắm.
Mùa đông, gia đình nào cũng cố gắng sắm một bình nóng lạnh , song rất ít người biết sử dụng hiệu quả loại bình này. Các thông tin sau phần nào giúp bạn có thêm kinh nghiệm.


Bình công suất nào là phù hợp?
Trên thị trường có nhiều loại bình nóng lạnh, công suất và dung tích phù hợp với yêu cầu của người mua. Chẳng hạn, nếu gia đình bạn ít người thì nên chọn bình dung tích nhỏ (10, 15, 30 lít), công suất từ 1.500 W đến 2.500 W hoặc công suất lớn hơn 3.000-4.000 W. Còn có loại bình 50-150 lít, phù hợp cho gia đình nào có bồn tắm, đông người.
Về giá cả, cần chú ý là bình tráng men hay bằng các vật liệu khác rẻ hơn bình vỏ nhựa hoặc sơn tĩnh điện.
Bình chứa hay dùng trực tiếp?
Loại bình dùng trực tiếp chỉ đun nóng lượng nước vừa phải, giúp tiết kiệm điện. Loại này kích thước nhỏ gọn vì vậy có thể lắp ngay tại nơi sử dụng, không phải tốn chi phí cho đường ống và vòi trộn. Tuy nhiên, công suất của bình trực tiếp rất lớn, đòi hỏi nguồn điện sử dụng phải ổn định, đường điện phải an toàn.
Bình chứa có ưu điểm công suất nhỏ, có thể sử dụng ở những nơi điện áp không ổn định. Loại này cần có không gian thích hợp để lắp đặt và bảo trì, phải đun nước trước 30-60 phút để có lượng nước đủ theo yêu cầu. Nhiệt độ nước nóng khá cao, khoảng 80 độ C nên phải sử dụng vòi trộn, ống dẫn nước. Bù lại, tuổi thọ của bình chứa rất cao và chi phí sửa chữa thấp.
Lưu ý khi sử dụng
Với loại bình chứa, điều quan trọng nhất là phải luôn luôn đầy nước, tránh tình trạng khi bật, bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt.
Với loại bình trực tiếp, cần bảo trì định kỳ hằng tháng đầu vòi sen và rửa sạch lưới lọc nước.
Độ cao treo bình khoảng 2 m. Để tránh thất thoát nhiệt dọc theo đường ống, bình nóng lạnh phải để gần nơi sử dụng.

Được tạo bởi Blogger.