Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Sử dụng điều hoà và quạt điện thế nào cho tốt

Việc để quạt thổi trực tiếp vào người làm cơ thể mất nước và nhiệt lượng, bị lạnh và dễ mắc bệnh. Có người đang rất nóng, mồ hôi như tắm, đột nhiên bật quạt lớn, dễ dẫn tới nhiễm phong. Nếu lúc ngủ còn để quạt sẽ bị cúm. Y học đã ghi nhận những trường hợp đột tử do nằm quạt. Vì thế việc lắp đặt máy điều hòa và quạt đúng cách là rất quan trọng.

Có bậc phụ huynh kể rằng sau khi dùng cả quạt hơi nước, quạt điện cho con để chống nóng thì con bị ốm. Đi khám bác sĩ bảo bé vừa bị đau họng, vừa bị trúng phong. Và trong các bệnh viện những ngày này số trẻ bị viêm đường hô hấp tăng nhanh, không ít trong số đó nguyên nhân bắt đầu từ máy lạnh, quạt điện.
Những ngày nắng nóng mọi người hay để máy lạnh từ 18 – 200C, nhưng theo các chuyên gia y tế thì việc làm trên không có hiệu quả như mong muốn mà còn tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus phát triển. Không khí nóng – lạnh bất thường còn làm cơ thể không kịp thích ứng nên dễ bị cúm trong ngày nóng. Nhiều nhà có thói quen đặt quạt điện sát người trẻ và không đổi hướng trong thời gian dài khiến mồ hôi bốc hơi rất nhanh, nhiệt độ ngoài da giảm xuống rõ rệt, còn phần da không có gió, mồ hôi bốc hơi chậm, nhiệt độ ngoài da tương đối cao, mạch máu da giãn rộng… làm sự tuần hoàn máu và bài tiết mồ hôi bị mất cân bằng, bị đau đầu, váng đầu, toàn thân bứt rứt… Nặng hơn là bị trúng gió, hội chứng vai gáy, cần phải có bác sĩ điều trị.


Nên dùng máy lạnh, quạt điện như thế nào?

Theo các bác sĩ, quạt điện chỉ nên dùng để làm thay đổi luồng không khí trong phòng cho bớt nóng bức. Khi nằm quạt, nên nằm cùng hướng thổi của quạt, hướng ra cửa. Không nên bật số cao, chỉ nên để tốc độ gió trong mức 0,2-0,5 m/giây, tối đa không quá 3m/giây. Phòng thoáng gió thì chỉ nên mở quạt số nhỏ cho gió thổi nhẹ. Cũng không nên để quạt thốc thẳng vào người mà để gió thổi lệch sang phía khác tránh gió lạnh xâm nhập cơ thể, nhất là với người đang suy nhược hoặc đang đầm đìa mồ hôi. Tốt nhất là dùng quạt đảo chiều.

Người già yếu, người suy nhược và trẻ em nên ít dùng quạt điện. Khi mồ hôi ra nhiều, không nên bật quạt ngay vì các mạch máu ngoài da toàn thân lúc đó đang giãn rộng, nếu bị gió đột ngột sẽ co lại làm ngưng trệ bài tiết mồ hôi, gây mất cân bằng giữa việc sinh nhiệt và tán nhiệt trong cơ thể, nhiệt lượng dư thừa không được phát tán ra ngoài… Mặt khác, khi gió mát thổi, chức năng phòng ngự cục bộ giảm xuống, virus và vi khuẩn xâm nhập có thể gây bệnh cảm nhiễm đường hô hấp, đau khớp, thậm chí đau bụng tiêu chảy.
Với máy lạnh thì khoảng cách nhiệt độ ở ngoài trời và trong nhà chênh nhau 8 – 10oC là phù hợp với sự thích ứng của cơ thể người. Mùa nóng nên để máy lạnh ở mức 26 độ C là cơ thể tránh bớt được những bệnh mùa hè như: ngạt mũi, viêm họng, đau đầu, chóng mặt… cơ thể cũng không phải chống nóng hoặc chống lạnh, và không bị choáng váng khi từ phòng lạnh ra ngoài trời. Nên uống nhiều nước để chống khô họng, bôi kem dưỡng ẩm để chống khô da. Trong phòng nên đặt một chậu nước, năng lau sàn nhà ướt. Mỗi khi từ phòng lạnh ra ngoài nên mở to cửa và đứng ở cửa khoảng 2-3 phút để cơ thể thích nghi với không khí mới.
Máy điều hòa (air conditioner) nên vệ sinh sạch sẽ 1 tháng/lần hoặc thay tấm lọc mỗi tháng 1 lần, bởi nếu không dàn lạnh sẽ là nguồn phát tán mầm bệnh vào nhà.

Cách sử dụng điều hoà tiết kiệm điện

1. Giảm tối thiểu trao đổi nhiệt với bên ngoài

- Cửa kính:
Cửa kính thường dùng để gắn trong các phòng có lắp máy lạnh, và nhiều người xem đó là biện pháp cách nhiệt hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải lúc nào cửa kính cách nhiệt cũng có lợi. Nếu ánh nắng mặt trời rọi vào thì cửa kính sẽ hấp thụ nhiệt. Càng nhiều lớp kính hoặc lớp kính càng dày thì nhiệt thu được từ ngoài càng nhiều, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn. Do đó cần hạn chế dùng cửa kính ở phòng, nhất là mặt tiếp xúc với ánh nắng.

Phòng lắp đặt máy điều hòa nên để diện tích cửa sổ kính nhỏ, có 2 lớp kính càng tốt. Cửa kính cần thiết kế được che nắng phía ngoài nhà.

- Chọn màu sáng
Màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn màu sáng. Do đó, tường phòng nên sơn hoặc quét vôi màu trắng. Cửa sổ phòng cũng nên treo mành, rèm màu sáng.

- Kín nhưng cần trao đổi không khí
Các khe hở ở cửa càng kín càng tốt để tránh thoát "hơi" lạnh trong phòng. Càng ít đóng mở cửa phòng càng tốt. Tuy nhiên trong thực tế, việc trao đổi không khí trong phòng lạnh và bên ngoài hạn chế nhiều quá là điều không tốt cho sức khỏe. Khoảng 15 - 30 phút nên mở cửa phòng để "đuổi" bớt không khí "tù hãm" trong phòng và "hứng" khí sạch từ bên ngoài.


2. Chọn máy tiết kiệm điện

Hiện nay có 2 dòng máy điều hòa là máy thông thường và máy biến tần.

Máy thông thường là máy nén kiểu đóng ngắt ON – OFF, khi điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng. Đặc điểm của loại máy này là nhiệt độ trong phòng dao động mạnh, máy làm việc theo chu kỳ đóng ngắt và tiêu thụ điện năng tương đối cao.

Máy biến tần là loại máy mới, hiện đại, điều chỉnh năng suất lạnh và nhiệt độ phòng bằng cách thay đổi vòng quay trục khuỷu máy nén. Nhờ cách điều chỉnh này cũng như nhờ thay động cơ xoay chiều bằng động cơ một chiều, ống mao bằng van tiết lưu điện tử... nên tiêu tốn điện năng có thể giảm tới 50% so với máy thông thường.

Tất nhiên giá máy này cũng đắt hơn khoảng 30%. Tuy nhiên, giá đầu tư ban đầu cao hơn, nhưng sẽ nhanh chóng được bù lại nhờ giá vận hành giảm và vòng đời của máy cao (khoảng 13 năm).


3. Tiết kiệm điện trong lắp đặt điều hòa

Chọn vị trí lắp đặt giàn nóng sao cho không bị nắng chiếu vào. Hướng tốt nhất là hướng Bắc, tiếp sau đó là hướng Nam, hướng Đông và Tây. Nếu lắp ở hướng Nam, Đông hoặc Tây nên có mái che nắng, nhưng mái không được ảnh hưởng tới gió vào và ra khỏi giàn nóng.

Ở những nơi có nhiều gió không được lắp giàn đối diện với hướng gió. Tốt nhất là quạt thổi vuông góc với hướng gió. Ngoài ra, giàn nóng không được lắp đặt ở các nơi có nguồn nhiệt, hơi nước, khói thải, hóa chất gây bẩn và ăn mòn. Trường hợp có nhiều giàn nóng, gió nóng không được quẩn từ giàn này sang giàn kia.

Chọn vị trí lắp đặt giàn nóng và giàn lạnh càng gần nhau càng tốt để đường ống ga là ngắn nhất và độ cao chênh lệch giữa 2 giàn là nhỏ nhất. Máy điều hòa cũng giống như bơm nước, đường ống càng dài độ cao càng lớn thì điện tiêu tốn càng nhiều trong khi nước bơm được càng ít.

Thông thường, máy điều hòa dân dụng, chiều dài đường ống ga không nên vượt quá 5m và chênh lệch độ cao không nên quá 3m. Khi chiều dài đường ống ga 15m và độ cao 5m thì năng suất lạnh giảm chừng 15%, còn điện năng tiêu thụ tăng thêm khoảng 20%

Công việc lắp đặt điều hòa phải do thợ lành nghề và có đạo đức nghề nghiệp cao thực hiện. Nạp thừa ga, thiếu ga, đi đường ống gió không chuẩn, cách nhiệt đường ống ga và các mối nối không chuẩn, chọn hướng thổi gió không chuẩn, máy đặt quá nghiêng, để sót bụi bẩn và khí không ngưng trong máy... đều dẫn tới hiệu suất máy giảm và điện năng tiêu thụ tăng cao vọt.

4. Sử dụng hợp lý

- Điều chỉnh nhiệt độ vừa phải
Chỉnh nhiệt độ càng thấp, máy lạnh tiêu thụ điện càng nhiều hơn. Chỉnh nhiệt độ tùy vào khả năng thích ứng của mỗi người. Tuy nhiên, nếu nhiệt trong phòng chênh lệch quá lớn so với bên ngoài là điều không có lợi cho sức khỏe. Vào mùa nắng, nên chỉnh nhiệt thấp hơn so với môi trường khoảng 10oC là được.

Nếu máy không có chế độ ngủ, hãy tăng nhiệt độ phòng thêm 2oC, nếu cảm thấy nóng lúc đầu, hãy bổ sung thêm quạt trong vòng 1h. Không đặt nhiệt độ thấp đến mức phải nằm đệm và đắp chăn khi ngủ.

Hãy tắt máy điều hòa khi ra khỏi phòng, tắt bằng điều khiển từ xa, sau đó ngắt áp tômát. Nếu chỉ tắt bằng điều khiển máy vẫn tiêu thụ khoảng 15W.

- Chỉnh hướng gió
Ở máy lạnh có những cánh để điều chỉnh hướng gió sang trái hoặc phải, hướng lên trên hoặc xuống. Do ảnh hưởng độ quay của quạt và vị trí của các ống dẫn hơi lạnh bên trong, nên đa số máy điều hòa nhiệt độ đều có xu hướng thổi hơi lạnh nhiều hơn về một phía của phòng. Bạn nên điều chỉnh hướng thổi lạnh vào khu vực cần thiết của phòng (giường tủ, bàn làm việc...). Từ đó, có thể chỉnh nhiệt độ ở mức tối ưu nhất.

- Thường xuyên vệ sinh điều hòa
Các bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Việc vệ sinh dàn nóng, dàn lạnh ở máy lạnh hơi phức tạp và có liên quan đến an toàn điện.

Bạn có thể nhờ thợ điện lạnh định kỳ (khoảng 6 tháng/lần). Còn lưới lọc bụi, vệ sinh dễ dàng hơn, khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.

Rửa lưới lọc ở giàn lạnh. Mở mặt trước của giàn lạnh, tháo tấm lưới lọc bụi ra, dùng vòi xịt nước mạnh cho trôi bụi khỏi lưới, để lưới khô ráo rồi gắn trở lại máy. Rửa giàn lạnh. Tắt máy lạnh, mở mặt trước của giàn lạnh như trên, dùng bình xịt nước áp lực (loại bình phun thuốc cho cây) xịt mạnh nước sạch từ từ vào các lá kim loại của giàn lạnh. Chú ý là chỉ xịt tia nước gọn vào các lá kim loại, tránh xịt vào các bộ phận khác và phải xịt từ từ để nước kịp thoát qua lỗ thoát nước. Sau khi xịt xong, đóng máy lại để yên ít nhất nửa giờ mới cắm điện lại.

Rửa giàn nóng: tắt máy lạnh, rút điện hoặc ngắt điện ở cầu dao điện, dùng vòi nước hoặc bình xịt nước áp lực xịt vào các lá kim loại của giàn nóng. Chú ý xịt nước thẳng hướng các khe giữa các lá kim loại; xịt không thẳng hướng có thể làm lệch các lá kim loại làm cho sau này không khí kém tiếp xúc.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Khắc phục điều hoà không mát

Cho dù nhà bạn đang lắp đặt điều hòa Daikin hay điều hoà Panasonic, Toshiba hay hãng nổi tiếng nào khác thì trong cái nắng nóng bức của mùa hè này, chắc chắn rằng sẽ có không ít lời phàn nàn như tại sao máy điều hòa không làm mát? Hay tại sao ngồi trong phòng điều hòa mà cảm thấy ngột ngạt và nóng bức hơn? Hầu hết những chiếc điều hòa này đều thổi ra hơi rất nóng hoặc hoàn toàn "vô dụng" và không có tác dụng làm mát.

Trên thực tế, có rất nhiều lý do khác nhau cho vấn đề này. Một số trong số đó rất dễ hiểu và người dùng hoàn toàn có thể tự sửa chữa.
Dưới đây, các chuyên gia của Utility Bill Busters sẽ giúp bạn đi tìm lời giải cho bài toán về những chiếc điều hòa "làm nóng" này.
Bộ lọc
Nói một cách đơn giản thì máy điều hòa nhiệt độ thu nhiệt lượng trong phòng kín rồi "nén" lại và mang nhiệt này thải ra ngoài trời, nhờ đó mà có thể làm cho nhiệt độ trong phòng kín lạnh xuống theo nhu cầu của người sử dụng. Đây là một lời giải thích đơn giản nhất cho một thứ phức tạp và quan trọng nhất là máy nén.

Nhưng vì nó phụ thuộc vào không khí đến từ các căn phòng "ấm áp" bạn đang cố gắng để làm mát nên hiệu suất làm việc của máy nén lại dựa vào bộ lọc. Nhiều thiết bị điều hòa kiểu cửa sổ sử dụng loại bộ lọc yêu cầu người dùng phải vệ sinh thường xuyên mới có thể đảm bảo hiệu suất cao nhất. Trong một số trường hợp, một bộ lọc không khí bẩn hoặc lắp đặt không chính xác có thể gây giảm hiệu suất, sự cố hoặc thậm chí không có tác dụng làm mát. Nó cũng có thể ngăn cản và làm hỏng hóc máy nén.
Để đảm bảo sự làm việc bình thường của máy điều hòa không khí thì chu kỳ thay thế bộ lọc phải luôn được bảo đảm từ 30-60 ngày hoặc theo khuyến cáo của nhà sản xuất của cả điều hòa  và bộ lọc.
Nếu bạn không tự tay thực hiện được, bạn có thể liên lạc với chúng tôi để bảo dưỡng và thay bộ lọc điều hòa
Máy nén
Đối với hầu hết các trường hợp, khi máy nén hỏng cũng đồng nghĩa với việc các thành phần còn lại của điều hòa coi như "vứt sọt rác". Bởi thế, khi điều hòa không thể làm mát thì sau khi đã kiểm tra bộ lọc bước tiếp theo là phải kiểm tra để chắc chắn rằng máy nén còn hoạt động.
Để thực hiện việc kiểm tra này, trước hết phải chắc chắn rằng bạn đã điều chỉnh nhiệt độ làm lạnh xuống thấp ít nhất từ 3-5 độ C so với nhiệt độ phòng. Bởi để đảm bảo tiết kiệm năng lượng, một số loại máy điều hòa thường chỉ khởi động quá trình làm mát ở một mức độ chênh lệch nhiệt độ đáng kể so với yêu cầu của người dùng.
Đợi ít nhất một phút, vì nếu bật máy nén quá nhanh có thể gây ra hỏng hóc, đặc biệt là với các điều hòa tổng/ điều hòa trung tâm. Nếu máy nén vẫn không bật, hãy kiểm tra bằng cách cắm một bóng đèn CFL nhỏ vào lỗ có kích thước tương tự trên máy điều hòa để kiểm tra.
Khi máy nén khởi động, thường tạo ra xung đột điện nhỏ kết hợp với hệ thống điện sinh hoạt để cung cấp nhiều năng lượng hơn giúp máy nén chạy, lúc đó đèn CFL sẽ nhấp nháy. Nếu bạn nhìn thấy đèn nhấp nháy thì có nghĩa máy nén đã bật. Nếu không, bạn nên chuẩn bị cho tình huống xấu nhất.
Làm sạch các ống dẫn ga lạnh
Đôi khi ống dẫn bẩn cũng có thể gây ra tắc nghẽn cho hệ thống làm mát. Chúng ta cũng cần kiểm tra chất lượng ga lạnh (chất lỏng dễ bay hơi khi gặp nhiệt độ cao hoặc nước bình thường) đầu vào. Xả ga lạnh và cố gắng vệ sinh thật sạch đường ống dẫn nếu nhận thấy điều hòa không làm việc.
Kiểm tra các cầu chì nội tuyến
Một số loại điều hòa có bộ lọc (lọc điện) và cầu chì nội tuyến trên các bộ lọc có thể tháo rời. Rút phích cắm của máy điều hòa và kiểm tra các cầu chì này. Nếu các cầu chì có vẻ không tốt thì không còn cách nào khác là phải thay thế.
Kiểm tra nhiệt kế của điều hòa
Đó thường là thành phần trông giống như một miếng bạc nhỏ nằm gần các bộ lọc. Nếu nhiệt kế hỏng thì hệ thống có thể sẽ không nhận được thông số nhiệt độ chính xác và do đó không thể đưa ra quyết định có nên bật máy hay không.
Nếu tất cả những nỗ lực trên thất bại, bạn vẫn còn bối rối vì quá nóng bức và không thể quyết định phải làm gì tiếp theo ... thì giải pháp đó là...
Tắm mát hoặc đi bơi
Nói hoàn toàn nghiêm túc! Tốt nhất là chúng ta hãy rời khỏi phòng và trở lại sau. Nếu nó vẫn không hoạt động, lựa chọn tối ưu là bạn nên gọi dịch vụ sửa chữa, trả sản phẩm về nơi đã mua hoặc mua một cái mới.

Phong thuỷ : Những chú ý khi lắp đặt điều hoà

Theo quan niệm của phong thủy, những vật dụng trong gia đình như tủ lạnh, điều hòa thuộc hành Kim. Vì thế, khi điều hòa hoạt động sẽ có ảnh hưởng tương đối lớn đến phong thủy trong phòng.
Muốn tìm được vị trí thích hợp để lắp đặt máy điều hòa, đầu tiên cần chú ý đến mệnh của các thành viên trong nhà. Nếu trong nhà, thành viên nào hợp với mệnh Kim sẽ bày trí điều hòa phù hợp với hướng tương ứng. Ví dụ bố hợp mệnh Kim nên đặt điều hòa hướng Tây Bắc, mẹ thuộc Kim nên đặt máy điều hòa hướng Tây Nam. Gió của điều hòa sẽ tạo ra từ trường phong thủy. Cửa điều hòa hướng lên trên sẽ có lợi cho phong thủy trong phòng, vì gió thổi lên sẽ tạo được sự lưu thông, điều hòa không khí tốt nhất cho phòng.


Bên cạnh cách xác định phương hướng, khi lắp đặt máy điều hòa trong căn phòng có nhiều vượng khí nhất, bạn cũng nên tránh một vài điều cấm kỵ sau:
1. Tránh phạm "Bạch Hổ sát"
Tính theo hướng từ trong ra ngoài, tả là Thanh Long, hữu là Bạch Hổ, hậu là Huyền Vũ, tiền là Chu Tước. Trong căn phòng, nếu đặt điều hòa phạm Bạch Hổ thì gió từ điều hòa được ví như hơi thở của hổ. Điều này sẽ gây bất hòa, vợ chồng thường xuyên xích mích, cãi cọ.Tuy nhiên, nếu điều hòa nhà bạn đặt ở hướng Bạch Hổ, bạn có thể hóa giải bằng cách lắp một chiếc quạt điện lên phía tường đối diện với điều hòa để đổi hướng gió. Bên cạnh đó, khi bật điều hòa cũng nên mở hé cánh cửa sổ để căn phòng có thêm không khí tự nhiên nhằm hóa giải sát khí mà "Bạch Hổ" gây nên.


2. Tránh thổi vào Tài vị
Khi gió của điều hòa thổi trực tiếp vào Tài vị, của cải và những tài vận của gia đình cũng tiêu tan. Đây là một trong những điều cấm kỵ nhất khi lắp máy điều hòa, đặc biệt đối với những gia đình làm kinh doanh. Cửa chính là nơi luồng khí của những vận khí tốt đi vào, nếu lắp đặt điều hòa đối diện với cửa chính thì ngôi nhà sẽ không tụ được tài khí, khiến tình cảm giữa mọi người trong nhà trở nên lạnh nhạt. Bạn có thể hóa giải bằng cách đặt bình phong kính hoặc tấm rèm vải ở vị trí huyền quan.
3. Tránh đặt điều hòa trên sofa
Sofa là chiếc ghế mà chủ nhà hay ngồi, nếu điều hòa thổi trực tiếp từ trên xuống ghế sofa sẽ làm cho chủ nhà cảm thấy khó chịu. Điều này cũng rất kỵ bởi như vậy sẽ khiến gia đình như mất chỗ dựa vững chắc, ảnh hưởng lớn đến công việc và sự nghiệp. Bạn có thể giá giải bằng cách đổi hướng gió thổi của điều hòa hoặc chuyển vị trí ghế chủ sang một vị trí hợp lý hơn.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

Không tắt nguồn điều hoà vẫn ngốn điện

Có rất nhiều cách tiết kiệm điện khi chạy máy điều hoà được mọi người áp dụng như chọn công suất nhỏ cho căn phòng lớn, đóng kín cửa phòng, hạn chế ra vào, không sử dụng các thiết bị điện toả hơi nóng trong phòng gắn điều hoà… 


Tắt bằng điều khiển, máy tiêu thụ ngang một bóng đèn

TS Lợi cho biết: Số điện tiêu thụ của một máy điều hoà nếu chỉ tắt bằng điều khiển, không tắt nguồn sẽ tương đương với một bóng đèn 15w. Bởi vậy mỗi khi tắt điều hoà, buộc phải tắt cả nguồn điện. Động tác này còn giúp kéo dài tuổi thọ cho máy khi nguồn điện có sự cố. 

Về vấn đề tiết kiệm điện khi sử dụng điều hoà, TS Lợi khuyên người sử dụng nên để điều hoà ở chế độ nhiệt độ cao bởi trong điều kiện nhiệt độ càng cao, càng khiến máy điều hoà ít tiêu thụ điện năng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến giàn nóng của máy điều hoà ở bên ngoài. Nếu bộ phận này được lắp đặt ở chỗ thông thoáng, không bị gió quẩn thì cũng giúp tiết kiệm điện vì thời gian chạy máy sẽ giảm đi. Đồng thời trong phòng có lắp máy điều hoànhiệt độ, không nên đặt gần máy điều hoà các thiết bị điện khác như: tủ lạnh, tivi, lò vi sóng, máy sấy tóc… 


Công suất lớn, hao ít điện 


Sai lầm lớn nhất của người đi mua máy điều hoà là để tiết kiệm điện, nhiều người lựa chọn loại máy có công suất nhỏ hơn so với thể tích và nhu cầu sử dụng của căn phòng. 

Thông thường, với một căn hộ nhỏ với diện tích phòng từ 9 - 15m2 có thể lắp máy điều hoà có công suất 9.000BTU/h (một ngựa); diện tích phòng từ 15 - 20m2 thì sử dụng loại điều hoà có công suất 1,5 ngựa và diện tích từ 20m2 trở lên phải gắn máy điều hoà có công suất hai ngựa. “Nếu căn hộ có diện tích 30m2, lắp máy điều hoà có công suất 1 ngựa sẽ dẫn đến tình trạng máy điều hoà sẽ luôn phải làm việc trong tư thế “gồng” lên để “nhả” khí lạnh cho cả căn phòng. Điều này có thể giúp tiết kiệm điện nhưng lại nhanh hỏng máy” - anh Nguyễn Phan Anh, Nhân viên bảo hành điều hoà Sanyo cảnh báo. 

Tương tự, Kỹ sư Nguyễn Thế Dũng, Phụ trách TT bảo hành siêu thị điện máy Thiên Hoà cũng khuyến cáo người mua không bao giờ nên chọn máy lạnh thiếu công suất so với diện tích căn phòng. Đồng thời, ông Dũng khuyên nên chọn công suất của máy lớn hơn diện tích căn phòng để kéo dài tuổi thọ cho máy và tiết kiệm điện. Giải thích về việc này, ông Dũng cho rằng: Hầu hết các loại máy điều hoà hiện nay đều có rơle tự ngắt khi căn phòng đạt đủ độ lạnh. Bởi vậy, việc máy lạnh có công suất lớn hơn diện tích căn phòng sẽ khiến căn phòng nhanh đạt độ lạnh hơn và khi máy đạt đủ độ lạnh sẽ tự ngắt. Việc này ngoài tác dụng giúp cho máy có nhiều thời gian nghỉ còn có tác dụng tốn ít điện hơn vì máy không phải làm việc cũng đồng nghĩa với việc không tiêu thụ điện năng. 


Cửa kính nhiều, tốn điện



Nhiều người quan niệm, nếu trong phòng sử dụng điều hoà thì các cửa sổ và cửa ra vào đều sử dụng kính vừa cách nhiệt, vừa không bị lọt khí ra ngoài. Tuy nhiên, theo anh Trương Văn Tiến, thợ lắp đặt điều hoà tại cửa hàng điện lạnh đầu ngõ 64, Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội cho biết: Căn hộ nào càng nhiều kính, càng kín, kính càng dày thì khi bật điều hoà càng tốn điện. Bởi nếu ánh nắng mặt trời rọi vào cửa kính thì thuỷ tinh sẽ chỉ tiếp nhận thân nhiệt mà không chịu nhả ra, khiến máy điều hoà phải làm việc nhiều hơn. 

Vì vậy, anh Tiến khuyên không nên dùng quá nhiều cửa kính trong phòng, đặc biệt là tuyệt đối tránh ánh nắng trực tiếp rọi vào khu vực có cửa kính chắn. Ngoài ra, với những căn hộ được đón nhiều ánh sáng mặt trời, chủ nhà cũng nên sơn tường và treo những tấm rèm màu sáng, tránh màu tối làm tăng hấp thụ nhiệt. 

Về việc trên thị trường hiện đang xuất hiện loại máy điều hoà tiết kiệm điện, TS Lợi cho rằng sản phẩm này sẽ tiết kiệm được 50% điện năng nếu căn phòng đạt chuẩn. Song ở nước ta hiện chưa có định nghĩa cụ thể về phòng đạt chuẩn phải gồm những điều kiện gì. Mặt khác, với điều kiện xây dựng cùng ý thức người sử dụng hiện nay, ở nước ta khó mà tìm được một phòng đạt chuẩn để điều hoà tiết kiệm điện phát huy tác dụng. 

Với các loại điều hoà thông thường, TS Lợi khuyên cách tốt nhất là để nhiệt độ trong phòng chênh lệch với nhiệt độ bên ngoài từ 8 - 10 độ, cứ 2 tuần nên vệ sinh phin lọc không khí một lần. Nếu máy điều hoà để lâu không chạy thì thi thoảng nên chạy quạt nửa ngày để làm khô toàn bộ giàn bên trong và một năm nên rửa giàn trao đổi nhiệt một lần

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Sử dụng máy điều hoà thế nào cho hiệu quả

Dù công nghệ hiện đại đến đâu chăng nữa, nếu người dùng không nắm một số kiến thức cơ bản về sử dụng máy điều hoà thì không thể sử dụng được bền lâu


Máy điều hoà có công suất 1HP dùng cho phòng có diện tích 12-15m2 hay thể tích 36-45 m³; máy 1,5 HP dùng cho phòng có diện tích16-20m2 hay thể tích 48 – 60m³; máy 2HP lắp đặt cho phòng diện tích 22 – 28m2 hay thể tích 68-85m3;máy 2,5HP phù hợp cho phòng có diện tích28-30m2 hay thể tích 85 – 100m³. Ngoài công suất phù hợp ra, còn nhiều điều cần tránh để giữ cho máy lạnh của bạn luôn chạy ổn định và bền lâu.
- Tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào phòng bằng những bức rèm, mái hiên, kính mờ.
-Không để nhiệt độ bên ngoài thâm nhập vào phòng. Cũng cần để ý không đặt các dụng cụ phát nhiệt gần máy điều hoà, vì sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng. Không nên che chắn cục nóng, vì sẽ làm cho không khí không lưu thông được, nhiệt trong máy sẽ không thoát ra được, do đó sẽ ảnh hưởng đến chế độ làm lạnh của máy điều hoà và ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy điều hoà.Nên tắt nguồn khi không sử dụng máy điều hoà trong thời gian dài.Bạn nên đặt cục nóng bên ngoài chỗ có bóng râm để hiệu suất hoạt động của máy điều hoà cao hơn do tỏa nhiệt dễ hơn.
- Tránh lắp đặt đường ống máy điều hoà vượt quá tiêu chuẩn đã được khuyến nghị, nếu không sẽ khiến máy nén khí bị hư do làm việc quá tải. Giới kỹ thuật cũng đưa ra nhiều điều nên làm nếu muốn kéo dài tuổi thọ máy lạnh.
-Nên dùng ổn áp khi sử dụng máy điều hoà nhằm ổn định dòng điện. Khoảng cách tắt mở máy tối thiểu là 5 phút.

-Định kỳ làm vệ sinh máy điều hoà tùy thuộc vào môi trường sử dụng. Sử dụng máy ở những nơi ít bụi bẩn, ít ô nhiễm thì có thể khoảng ba tháng mới phải làm vệ sinh định kỳ một lần. Ở những nơi nhiều khói bụi như ở các quán bi da, vũ trường... thì có khi mỗi tuần phải làm vệ sinh máy lạnh một lần.
Những bộ phần cần phải làm vệ sinh thường xuyên là mặt nạ, lưới lọc ở dàn lạnh bên trong nhà. Phần này người sử dụng có thể tự làm bằng cách lật mặt nạ máy điều hoà , gỡ tấm lưới ra chùi rửa bằng bàn chải, nước và sau đó ráp lại theo đúng khớp. Có thể lau chùi hoặc dùng máy hút bụi để hút bụi bẩn bám vào bên mặt trong của máy, các cánh đảo gió. Riêng những bộ phận của dàn nóng cũng cần làm vệ sinh định kỳ từ 3 đến 6 tháng một lần. Những bộ phận này khi làm vệ sinh phải cần đến thợ chuyên môn vì phải dùng những thiết bị, hóa chất chuyên dùng để hút bụi bẩn, để tẩy các chất dơ bám vào dàn nóng.
Những bộ phận như cánh quạt gió, lưới lọc của máy điều hoà khi bị dơ không những sẽ hao điện, vì chúng làm nóng máy, cản không cho không khí, hơi lạnh đi qua mà còn khiến cho máy họat động không tốt như không lạnh, gây tình trạng đóng băng, máy hay tự động ngưng hoạt động...
-Đăng ký dịch vụ bảo dưỡng với nhà cung cấp sản phẩm để bảo dưỡng tối thiểu một lần trong một năm, kiểm tra áp suất khí gas, dây nối và dòng điện; làm sạch quạt gió, ống lưu thông bằng hóa chất nếu thấy cần thiết.
Được tạo bởi Blogger.